Nhạc lý cơ bản Hợp âm guitar

Nhạc lý của hợp âm guitar tôn trọng các quy ước hòa âm của âm nhạc phương Tây. Những bàn luận về hợp âm guitar cơ bản phụ thuộc vào khái niệm cơ bản trong nhạc lý: mười hai nốt nhạc của quãng tám, các quãng, hợp âm và vòng hợp âm.

Quãng

Bài chi tiết: Quãng
Vòng nửa cung liệt kê mười hai nốt nhạc trong quãng tám, chúng cách nhau đúng nửa cung.Âm giai Đô trưởng một quãng
Âm giai Đô trưởng theo chiều đi lên và đi xuống trên piano

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Tám nốt hòa âm khởi đầu trên Đô trưởng (Đô,Đô,Sol,Đô,Mi,Sol,Si♭,Đô)Play simultaneously

Quãng tám gồm có mười hai nốt nhạc. Các nốt tự nhiên trong quãng tám cấu thành nên âm giai Đô trưởng, (Đô, , Mi, Fa, So, La, Si và Đô).

Quãng giữa các nốt của âm giai nửa cung được liệt trong bảng trên, trong đấy chỉ quãng in đậm mới được thảo luận trong phần hợp âm cơ bản của bài viết này; những quãng ấy và các quãng bảy khác được thảo luận ở phần hợp âm trung bình. Đồng âm và quãng tám có tính thuận tai hoàn hảo. Quãng tám trở nên phổ biến nhờ lối trình diễn của nghệ sĩ jazz Wes Montgomery. Quãng năm hoàn hảo cực kỳ thuận tai, tức là việc đánh liên tiếp hai nốt nhạc từ quãng năm hoàn hảo sẽ nghe cực kỳ hài hòa.

Nửa cung là khoảng cách giữa hai nốt nhạc liền kề trên vòng nửa cung - nơi trình bày mười hai nốt trong một quãng tám.[lower-alpha 1]

Quãng
Số lượng nửa cungQuãng trưởng, thứ hoặc hoàn hảoAudioĐộ hòa âm[1][2]
0Đồng âmPlayThuận tai mở
1Quãng hai thứPlayNghịch tai rõ
2Quãng hai trưởngPlayNghịch tai nhẹ
3Quãng ba thứPlayThuận tai nhẹ
4Quãng ba trưởngPlayThuận tai nhẹ
5Quãng bốn đúngPlayVừa nghịch vừa thuận tai
6Quãng bốn tăng

Quãng năm giảm

PlayVừa nghịch vừa thuận tai
7Quãng năm đúngPlayThuận tai mở
8Quãng sáu thứPlayThuận tai nhẹ
9Quãng sáu trưởngPlayThuận tai nhẹ
10Quãng bảy thứPlayNghịch tai nhẹ
11Quãng bảy trưởngPlayNghịch tai rõ
12Quãng tám đúngPlayThuận tai mở

Như đã hiển thị trong bảng trên, một nhóm quãng—quãng ba (trưởng và thứ), quãng năm hoàn hảo và quãng bảy thứ—được sử dụng ở những thảo luận về hợp âm guitar cơ bản sau đây.

Như đã kể, quãng năm hoàn hảo (P5) có tính hài hòa nhất, sau đồng âm và quãng tám. Phép giải thích về nhận thức hòa âm của con người liên quan đến cơ học của rung động dây cho tới âm học trong âm nhạc của sóng âm nhờ sử dụng phân tích hòa âm của chuỗi Fourier. Khi dùng một ngón tay hoặc móng đàn đánh vào dây đàn, nó rung động theo chuỗi hòa âm. Khi gảy dây Đô nốt mở, chuỗi hòa âm của nó bắt đầu bằng các nốt (Đô,Đô,Sol,Đô,Mi,Sol,Si♭,Đô). Hợp âm chủ gắn liền với chuỗi quãng tám, bắt đầu bằng quãng đồng âm (Đô,Đô), quãng táml (Đô,Đô), quãng năm hoàn hảo (Đô,Sol), quãng bốn hoàn hảo (Sol,Đô), và quãng ba trưởng (Đô,Mi). Đặc biệt, chuỗi quãng này chứa cả các quãng ba của hợp âm Đô trưởng {(Đô,Mi),(Mi,Sol)}.[3]

Quãng năm hoàn hảo

Quãng năm hoàn hảo có mặt ở kỹ thuật chơi guitar và chuỗi các hợp âm. Chuỗi quãng năm xây dựng trên âm giai Đô trưởng được sử dụng để cấu thành nên bộ hợp âm ba, theo thảo luận dưới đây.[lower-alpha 2]

Vòng bậc năm

Kết hợp các quãng năm hoàn hảo ((Fa,Đô), (Đô,Sol), (Đô,Rê), (Rê,La), (La,Mi), (Mi,Si),...) sẽ cho ra chuỗi bậc năm (Fa,Đô,Sol,Rê,La,Mi,Si,...); chuỗi bậc năm này thể hiện toàn bộ các nốt của quãng tám.[lower-alpha 3] Chuỗi bậc năm này được sử dụng trong phần thảo luận về chuỗi hợp âm dưới đây.

Hợp âm năm
Peter Townshend của The Who thường sử dụng điệu quạt dây kiểu "cối xay gió" để đánh "hợp âm năm" (power chord)—hợp âm chủ, quãng năm và quãng tám.
Bài chi tiết: Hợp âm năm

Các nghệ sĩ guitar gọi quãng năm hoàn hảo là hợp âm năm (power chord), họ đặc biệt chơi chúng trong nhạc blues và rock.[6][7] Peter Townshend (nghệ sĩ của The Who) thể hiện các hợp âm năm với điệu quạt dây kiểu cối xay gió.[6][8] Hợp âm năm thường được bấm cùng các nốt lặp lại ở quãng tám cao hơn.[6]

Mặc dù đã hình thành, song thuật ngữ "power chord", hay hợp âm năm không nhất quán với định nghĩa thông thường về hợp âm trong nhạc lý - đòi hỏi ít nhất ba nốt riêng biệt ở từng hợp âm.[6]

Hợp âm trong nhạc lý

Tổng quan tóm lược
Đô trưởng (Đô,Mi,Sol) bắt đầu hợp bằng quãng ba trưởng (Đô,Mi).
Đô thứ (Đô,Mi♭,Sol) bắt đầu bằng quãng ba thứ (Đô,Mi♭).
Hợp âm bộ ba thứ và trưởng chứa các quãng ba trưởng và ba thứ theo trật tự khác nhau.

Cần phải đánh giá nhạc lý của hợp âm để mang đến thuật ngữ học trong cuộc thảo luận về hợp âm guitar. Ba loại hợp âm (nhấn mạnh trong khâu giới thiệu cách chơi guitar)[9][lower-alpha 4] được nhắc tới. Ba hợp âm cơ bản này xuất hiện ở dạng chord-triples thông dụng trong nhạc phương Tây, mà triples được gọi là chuỗi ba hợp âm. Sau khi trình bày từng loại hợp âm, cần lưu ý vai trò của nó trong chuỗi ba hợp âm.

Những thảo luận trung gian về hợp âm có được nhờ cả các hợp âm lẫn chuỗi hợp âm từ phần phối hòa âm giai. Hợp âm guitar cơ bản có thể được cấu thành từ "xếp quãng ba" - tức là kết hợp các quãng hai hoặc quãng ba, mà ở đây mọi nốt thấp nhất đều đến từ âm giai.[11][12]

Hợp âm bộ ba

Trưởng

Cả hợp âm trưởng và thứ là ví dụ điển hình của hợp âm bộ ba (triad) trong âm nhạc - chứa ba nốt riêng biệt. Hợp âm bộ thường được trình bày dưới dạng bộ ba có trật tự:

  • hợp âm chủ;
  • hợp âm ba - nằm trên hợp âm chủ một quãng ba trưởng (đối với hợp âm trưởng) hoặc quãng ba thứ (đối với hợp âm thứ);
  • hợp âm năm - vòng bậc năm hoàn hảo nằm trên hợp âm chủ; do đó hợp âm năm là bậc ba trên quãng bậc ba—một quãng ba thứ trên ba trưởng hoặc quãng ba trưởng trên ba thứ.[13][14] Hợp âm bộ ba trưởng có một hợp âm chủ, một hợp âm ba trưởng và một hợp âm năm. (Quãng ba-trưởng của hợp âm trưởng bị thay bằng quãng ba-thứ trong hợp âm thứ.
Hợp âm trưởng
Hợp âmBậc IBậc IIIBậc V
Đô trưởngĐôMiSol
Rê trưởngFa♯La
Mi trưởngMiSol♯Si
Fa trưởngFaLaĐô
Sol trưởngSolSi
La trưởngLaĐô♯Mi
Si trưởng[lower-alpha 5]SiRê♯Fa♯

Ví dụ, hợp âm bộ ba Đô-trưởng gồm các nốt-(hợp âm chủ, hợp âm ba, hợp âm năm) (Đô, Mi, Sol).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hợp âm guitar https://books.google.com/books?id=bYxJWNiLO94C https://books.google.com/books?id=xSmJbcWcYA0C&q=J... https://archive.org/details/creativeapproach00will... https://archive.org/details/rockingclassicse0000ma... https://archive.org/details/isbn_9780393095395 http://www.searchupc.com/?q=038081196275 http://opus4.kobv.de/opus4-matheon/frontdoor/index... http://opus4.kobv.de/opus4-matheon/files/675/7047_... http://opus4.kobv.de/opus4-matheon/files/675/7046_... https://www.worldcat.org/oclc/398434